Dây chuyền sản xuất cao dược liệu, cao thuốc, cao xương động vật

Giá: Liên hệ
(0 đánh giá).

Quy trình sản xuất cao dược liệu:

  • Sơ chế dược liệu
  • Sấy khô dược liệu
  • Chiết xuất, cô đặc dược liệu
  • Đóng gói

Hotline: 0363.999.318 / 0386.222.816  / 0869.286.525

Hiện nay, sản xuất cao dược liệu ngày càng phát triển và nhân rộng quy mô kinh doanh. Chính vì thế việc đầu tư dây chuyền sản xuất cao dược liệu sao cho hiệu quả là cực kỳ quan trọng. Hãy cùng Đông Nam tìm hiểu quy trình sản xuất cao dược liệu cũng như các thiết bị máy móc chủ lực tại bài viết dưới đây.

Tìm hiểu quy trình sản xuất cao dược liệu
Tìm hiểu quy trình sản xuất cao dược liệu

Cao dược liệu – cao thuốc là gì?

Cao dược liệu là sản phẩm thuốc đông y sản xuất từ việc chiết xuất cô đặc dược liệu, thảo dược, cây thuốc, xương động vật có công dụng chữa bệnh, cải thiện bệnh tốt và đạt hiệu quả cao hơn việc sắc hay pha hãm dược liệu uống. Cao dược liệu sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên nên an toàn cho sức khỏe con người nên được ứng dụng lớn hiện nay.

Cao dược liệu có 3 dạng chủ yếu sau: Cao lỏng, cao đặc, cao khô tùy theo tính chất sản phẩm, phương pháp sản xuất.

Các loại cao dược liệu
Các loại cao dược liệu
  • Cao lỏng: Dạng cao lỏng hơi sánh, thường chỉ trải qua giai đoạn chiết xuất. 
Cao lỏng dược liệu
Cao lỏng dược liệu
  • Cao đặc: Cao dạng sệt, đậm đặc hoặc đặc quánh, có một vài loại để nguội có thể cắt được thành miếng. Tiêu chuẩn thông thường: hàm lượng dung môi thấp hơn so với cao lỏng, không vượt quá 20%.
Cao đặc
Cao đặc
  • Cao khô: Là khối cao khô cứng, hoặc loại cao được cô đặc đem sấy phun thành bột khô đóng gói dạng bột hay dập viên nang, viên nén phân liều dễ sử dụng. Cao dược liệu khô với độ ẩm thấp cho phép tối đa 5%. Hiện nay cao khô được ứng dụng nhiều nhất vì tiện sử dụng, thời gian bảo quản lâu, dễ uống, phân liều chính xác.

Quy trình sản xuất cao dược liệu

Sơ chế dược liệu

Dược liệu có nhiều loại: Thân, lá, cành, rễ, hoa, củ hoặc một số dược liệu là xương động vật hay gạc, sừng nên mỗi loại có cách sơ chế khác nhau, cụ thể như sau:

  • Thái dược liệu: dược liệu cần được thái nhỏ để quá trình chiết xuất diễn ra nhanh hơn, hoạt chất được chiết kiệt. Đối với dạng lá, thân mềm thường cắt đoạn vài cm, đối với cành, rễ, gạc, sừng thì thái lát. Người ta hay sử dụng máy thái dược liệu để đem lại năng suất cao, đều.

Thái dược liệu bằng máy thái Đông Nam

  • Rửa dược liệu: Dược liệu cần rửa sạch trước khi đem vào chiết để đảm bảo an toàn khi sử dụng, bảo quản lâu dài. Tùy vào quy mô có thể rửa tay thủ công hay dùng máy rửa dược liệu để tiết kiệm thời gian, nhân lực.
Máy rửa dược liệu Đông Nam
Máy rửa dược liệu Đông Nam

Chạy thử máy rửa hoa quả

Làm khô, sấy khô

Một số dược liệu người ta cần đem đi sấy khô trước khi chiết xuất để quá trình chiết nhanh hơn. 

Người ta đem phơi hoặc sử dụng máy sấy dược liệu để tiết kiệm thời gian. 

Bàn gian và sấy thử máy sấy lạnh 

Missing content item.

Chiết xuất dược liệu

Máy chiết xuất Đông Nam
Máy chiết xuất Đông Nam

Dược liệu sau sơ chế đem đi chiết với dung môi thích hợp (thông thường là cồn hoặc nước). Tùy vào loại dược liệu người ta chiết trong thời gian và nhiệt độ riêng. 

Dịch sau chiết có nồng độ từ 10-50% tùy vào nguyên liệu.

Nồi chiết xuất dược liệu Đông Nam

Hình ảnh máy chiết xuất dược liệu Đông Nam

Bàn giao lắp máy test thử cho khách hàng
Bàn giao lắp máy test thử cho khách hàng

Quy trình làm cao lỏng, cao nước 

Cao lỏng hay còn gọi là cao nước được sản xuất bằng cách cô dịch chiết đến nồng độ tiêu chuẩn đối với từng nguyên liệu. Cao lỏng thường chứa 15-20% đường để bảo quản được lâu, tránh mốc, hư hỏng và dễ uống hơn. Thông thường người ta quy ước 1ml cao lỏng tương ứng với 1g dược liệu dùng chế cao thuốc.

Có 2 dòng máy cô đặc dược liệu đó là nồi nấu cao dược liệu gia nhiệt điện thông thường và máy cô đặc chân không sử dụng bơm chân không cô cao dược liệu ở nhiệt độ thấp.

Nồi nấu cao dược liệu thông thường
Nồi nấu cao dược liệu thông thường
  • Máy cô đặc chân không: Giá thành đắt hơn, cô ở môi trường chân không nên nhiệt độ luôn dưới 100 độ C, bảo toàn hoạt chất trong dược liệu, thời gian cô cao nhanh gấp đôi so với nồi nấu cao thông thường, tiết kiệm chi phí vận hành lâu dài.
Máy cô đặc chân không
Máy cô đặc chân không

Cách thực hiện:

  • Cho dịch chiết dược liệu vào nồi nấu cao, sau đó thêm các dung môi như đường, mật ong hay cồn acid benzoic 20% để bảo quản theo tỷ lệ 1 lít cao lỏng tương đương với 800g đường hoặc mật ong hay 10ml cồn acid benzoic 20%.
  • Cài đặt nhiệt độ và thời gian cô phù hợp với dịch chiết dược liệu.

Cao thành phẩm có nồng độ chuẩn, có mùi thơm của dược liệu, vị ngọt đắng, màu đen hay màu nâu.

Hiện nay, để tối ưu hóa giai đoạn chiết xuất dược liệu và cô cao dược liệu ở quy mô lớn người ta đầu tư hệ thống chiết xuất và cô đặc dược liệu chân không thay vì dùng thiết bị rời rạc.

Lắp đặt hệ thống chiết xuất và cô đặc cho khách hàng
Lắp đặt hệ thống chiết xuất và cô đặc cho khách hàng

Ưu điểm của hệ thống đó là:

  • Tự động hóa: Tự cấp dung môi chiết xuất liên tục, tuần hoàn, dịch chiết dược liệu được bơm trung chuyển sang máy cô đặc chân không, dung môi bay hơi trong quá trình cô đặc được thu hồi cấp ngược lại máy chiết xuất. Quá trình diễn ra liên tục đến khi nguyên liệu được chiết kiệt và cô cao đạt yêu cầu.
  • Tiết kiệm điện, tiết kiệm dung môi tối đa, tiết kiệm chi phí vận hành, thu được sản phẩm tối đa. Quá trình khép kín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Lắp đặt dây chuyền chiết xuất cô đặc chân không

Nhược điểm: Chi phí đầu tư cao, thường áp dụng tại doanh nghiệp lớn.

Đóng gói cao dược liệu

Tính chất cao dược liệu đặc, sánh, hoặc một số loại lỏng hơn sẽ khó cân đều bằng phương pháp thông thường. Người ta sử dụng máy chiết rót định lượng để đóng chai dễ dàng, phân liều chính xác. 

Máy chiết rót tự động

Để đảm bảo cao dược liệu bảo quản lâu dài người ta đóng trong chai sẫm màu.

Sau khi chiết rót xong, người ta đem dán màng seal nắp chai tránh cao đổ ra ngoài, dây dớt nắp mất thẩm mỹ. Sử dụng máy dán màng seal tự động cho năng suất cao. 

Giới thiệu máy cắt màng seal

Sấy phun bột cao dược liệu

Máy sấy phun Đông Nam
Máy sấy phun Đông Nam

Cao dược liệu sau khi cô còn được đem sấy phun tạo bột khô để sử dụng đóng viên dễ dàng và bảo quản lâu dài hơn. Sau khi cô cao nồng độ khoảng 30-50% người ta đem vào máy sấy phun sấy phun tạo bột khô mịn. Thành phẩm bột khô đem đóng viên nang, hoặc trộn thêm tá dược dập viên nén hay làm thuốc cốm tùy theo nhu cầu sản xuất.

Máy sấy phun Đông Nam

Như vậy, quý khách có nhu cầu sản xuất cao dược liệu và đầu tư dây chuyền sản xuất cao dược liệu như: máy thái, máy rửa, máy sấy, máy chiết xuất dược liệu, máy cô đặc chân không, máy sấy phun, máy chiết rót định lượng, máy dán màng seal,... hãy liên hệ ngay với Đông Nam tại:

Hotline: 0363.999.318 / 0386.222.816  / 0869.286.525 

Facebook:  Cơ Khí Đông Nam

Website:  maydongnam.vn

Địa chỉ: 562 Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

0/5
(0 đánh giá).
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Xếp hạng: 4.7 (10 bình chọn)

Tư vấn đặt hàng

Bình luận

Video review sản phẩm Dây chuyền sản xuất cao dược liệu, cao thuốc, cao xương động vật