Phơi sấy nông sản nhằm mục đích gì? Các phương pháp sấy ứng dụng nhiều nhất
Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì? Có những phương pháp nào, tìm hiểu ngay?
Phơi sấy nông sản nhằm mục đích gì? Có mấy phương pháp sấy khô phổ biến hiện nay để bảo quản nông sản và thực phẩm. Hãy cùng Đông Nam xem bài viết dưới đây nhé!
Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì và bằng cách nào
Hàng năm, mỗi vụ thu hoạch nông sản nước ta là cực kỳ lớn, đem lại nguồn kinh tế cho bà con. Tuy nhiên trước khi phân phối ra thị trường, nông sản cần được phơi sấy để bảo quản lâu dài. Vậy việc phơi sấy bảo quản nhằm các mục đích sau:
- Việc sấy khô bảo quản nông sản giúp nông sản đảm bảo chất lượng và sử dụng lâu dài mà vẫn giữ nguyên chất lượng.
- Khi nông sản sấy đúng cách sẽ không hao hụt trọng lượng theo thời gian.
- Nông sản đưa về độ ẩm an toàn, hạn chế vi khuẩn, nấm mốc, sâu bọ, mọt, côn trùng gây hại ảnh hưởng đến chất lượng cũng như sức khỏe người tiêu dùng.
Phơi sấy nông sản nhằm mục đích gì
Nông sản thường được trồng theo mùa vụ, mỗi mùa vụ dùng được cả năm. Chính vì vậy, người ta cần phải phơi sấy, hoặc chế biến để bảo quản sử dụng lâu dài trong năm. Ở Việt Nam mặt hàng nông sản ngày càng phát triển mạnh từ chủng loại đến số lượng và càng nhiều mặt hàng xuất khẩu đi nước ngoài đem lại lợi nhuận cho người dân.
Chính vì vậy, ngoài việc phơi sấy để bảo quản, chúng ta càng phải coi trọng về chất lượng, mẫu mã, hình dạng sau khi phơi sấy có đạt tiêu chuẩn không, có cạnh tranh và đem lại giá trị cao hay không?
Vì vậy, việc phơi bằng ánh nắng mặt trời đang có nhiều nhược điểm như: tốn nhiều diện tích, phơi gián đoạn, bụi bẩn, côn trùng, phụ thuộc vào thời tiết và đặc biệt là tốn nhiều chi phí nhân công.
Phương pháp bảo quản nông sản
Để khắc phục phương pháp phơi nắng hàng chục năm nay hộ sản xuất, cơ sở kinh doanh nước ta đã chuyển sang dần sử dụng các thiết bị sấy từ: lò sấy -> máy sấy nhiệt -> máy sấy lạnh -> máy sấy thăng hoa.
Các phương pháp sấy càng hiện đại đem lại chất lượng sấy tốt, màu sắc, hương vị, mẫu mã đẹp, năng suất cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tùy vào từng loại nông sản mà ứng dụng phương pháp sấy khác nhau. Ví dụ những nông sản có giá trị, dễ ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao thì cần sấy lạnh, còn nông sản như mít, sầu riêng cần sấy khô giòn thì nên sử dụng phương pháp sấy thăng hoa.
Các phương pháp sấy bảo quản nông sản sấy hay được ứng dụng là:
Sấy khô nông sản bằng máy sấy nhiệt
Phương pháp sấy này dựa vào việc gia nhiệt trực tiếp không khí trong buồng sấy. Không khí nóng đi vào buồng sấy lấy hơi ẩm tách khỏi nguyên liệu và đi ra ngoài thoát khỏi cửa xả ẩm. Quá trình liên tục được diễn ra cho đến khi nguyên liệu được sấy khô và độ ẩm đạt yêu cầu.
Tốc độ khô của nguyên liệu phụ thuộc vào yếu tố như nhiệt độ sấy, độ ẩm không khí ban đầu (mùa lạnh độ ẩm cao), công suất gia nhiệt, khả năng tách ẩm của máy, thiết kế tủ sấy, độ ẩm của nguyên liệu đầu vào.
Máy sấy nhiệt công nghiệp Đông Nam thiết kế theo tiêu chuẩn công nghiệp, cách nhiệt bảo ôn 3 lớp, chất liệu inox thực phẩm cao cấp sus304, bảng điều khiển điện tử HMI, động cơ công nghiệp giúp nguyên liệu sấy đạt chất lượng tốt nhất, tách ẩm nhanh, độ khô đạt yêu cầu.
Máy sấy nhiệt Đông Nam
Máy sấy lạnh nông sản
Công nghệ sấy lạnh ngày càng được ưa chuộng hiện nay bởi khắc phục các nhược điểm của sấy nhiệt như:
- Công nghệ sấy lạnh phù hợp sấy hầu hết các nguyên liệu, đặc biệt nguyên liệu dễ biến đổi màu sắc, hình dạng, mất chất dinh dưỡng khi sấy nhiệt: hoa quả, rau (sấy nhiệt hay bị thâm),...
- Công nghệ sấy lạnh sấy khô nhanh hơn do dòng khí gia nhiệt được tách ẩm trước khi cho vào buồng sấy. Sự chênh lệch độ ẩm cao giữa dòng khí khô và nguyên liệu ẩm giúp không khí khô tách ẩm nguyên liệu nhanh hơn.
- Nếu như máy sấy nhiệt sau khi không khí tách ẩm sẽ xả trực tiếp ra bên ngoài (lại phải gia nhiệt nguồn không khí mới nên tốn nhiều điện) thì máy sấy lạnh lại có ưu điểm thu hồi không khí lại qua bộ phận ngưng tụ tách ẩm và đưa ngược dòng khí nóng trở vào buồng sấy. Chính vì vậy sử dụng máy sấy lạnh sẽ tiết kiệm được từ 30-50% điện năng so với máy sấy nhiệt. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với cơ sở sản xuất lớn hàng trăm kg, hàng tấn mỗi ngày, việc tiết kiệm điện năng như này giúp giảm nhiều chi phí vận hành và thu lại lợi nhuận cao.
- Tuy nhiên việc đầu tư máy sấy lạnh sẽ tốn chi phí cao hơn máy sấy nhiệt khoảng 4/3 so với máy sấy nhiệt (Ví dụ máy sấy nhiệt TSC-600 giá 41 triệu thì máy sấy lạnh MSL-600 giá khoảng 57 triệu). Con số chênh lệch này thực chất là không lớn nếu quý khách so với việc tiết kiệm điện năng lâu dài, thậm chí chưa cần đến một năm chi phí tiết kiệm điện năng sấy lạnh mang lại còn cao hơn chi phí chênh lệch giữa máy sấy lạnh và máy sấy nhiệt.
Máy sấy lạnh nông sản Đông Nam
Sấy nông sản bằng máy sấy thăng hoa
- Nhược điểm của máy sấy lạnh và máy sấy nhiệt đối với loại hoa quả nhiều đường muốn sấy giòn thì không thể sấy giòn khô được mà chỉ sấy dẻo. Hoặc một số loại thực phẩm muốn sấy khô giòn để xay thành bột nhưng 2 dòng máy này đều không thể đáp ứng được. Chính vì vậy, máy sấy thăng hoa ra đời đáp ứng được nhược điểm này giúp sấy khô giòn và đặc biệt giữ nguyên được hình dạng, màu sắc, mùi vị của sản phẩm trước và sau khi sấy.
- Máy sấy thăng hoa có thể sấy được tất cả nguyên liệu về dạng khô giòn tuyệt đối kể cả nguyên liệu lỏng như sữa chua,...
- Tuy nhiên việc đầu tư máy sấy thăng hoa tốn chi phí khá lớn, sấy sản lượng ít từ vài cân đến vài chục cân sản phẩm tùy vào model máy. Chính vì vậy, chỉ thực phẩm nào cần bảo toàn khối lượng, cần sấy khô giòn làm bột hay thực phẩm quý thì quý khách nên cân nhắc như: đông trùng hạ thảo, nhụy hoa nghệ tây, mít sấy giòn, sầu riêng sấy giòn, sữa chua sấy,...
Như vậy, việc bảo quản nông sản sấy khô là vô cùng cần thiết, quý khách hãy lựa chọn cho cơ sở sản xuất phương pháp sấy phù hợp để tối ưu hóa chi phí kinh doanh, hoặc liên hệ với Đông Nam để được tư vấn giải pháp phù hợp tại:
Hotline: 0869 286 525
Facebook: Cơ Khí Đông Nam
Website: maydongnam.vn
Địa chỉ: 562 Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội