Xuất khẩu dược liệu tại Việt Nam tiếp tục gia tăng

Ngày đăng: 08/09/2023

Ngành dược liệu đang ngày càng phát triển tại Việt Nam nhờ công nghệ hiện đại. Với sản lượng sẵn có, dược liệu cũng đang được cải thiện thì xuất khẩu dược liệu tiếp tục gia tăng.

Mục lục [ Ẩn ]

Tại Việt Nam, có hơn 5.100 loài cây dược liệu nên rất có tiềm năng xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện nay, một số doanh nghiệp tại Việt Nam tham gia xuất khẩu dược liệu như quế, hồi, thảo quả, nghệ,...

Xuất khẩu dược liệu
Xuất khẩu dược liệu

Sơ lược về xuất khẩu dược liệu

Theo báo cáo, tổng giá trị xuất khẩu thảo dược Việt Nam được ước lượng khoảng 400 triệu USD/năm, trong đó quế, hồi và thảo quả chiếm nhiều nhất. Tổng giá trị xuất khẩu quế, hồi liên tục tăng, năm 2022 đạt 276 triệu USD. Tuy nhiên, nếu so với tổng giá trị thị trường sản phẩm từ thảo dược toàn cầu, năm 2021 ước tính khoảng 230 tỷ USD, con số này còn khá khiêm tốn. 

Thống kê của Hải quan Nhật Bản, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu dược liệu của Việt Nam sang Nhật Bản lên tới 8,6 triệu USD. Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết tiềm năng cho dược liệu Việt Nam ở Nhật Bản - nước tiêu thụ dược phẩm lớn thứ hai thế giới vẫn còn rất lớn, nhất là khi thời gian gần đây, nhiều công ty dược phẩm của Nhật Bản đã bày tỏ mong muốn nhập khẩu dược liệu của Việt Nam. (Theo Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam)

Việt Nam đang tiếp tục mở rộng nhiều khu cực trồng dược liệu để phục vụ nhu cầu trong nước và cả xuất khẩu. Theo Quyết định 1976 về Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam sẽ có 8 vùng trồng nguyên liệu trên cả nước để trồng 54 loài dược liệu, lựa chọn và khai thác hợp lý 24 loài dược liệu tự nhiên. 

Để có thể cạnh tranh với thị trường toàn cầu thì Việt Nam cần phải cố gắng hơn nữa, mở rộng sản xuất và áp dụng công nghệ vào sản xuất.

Tiềm năng xuất khẩu dược liệu

Việt Nam đã và đang mở rộng sản xuất nuôi trồng dược liệu. Ngày 25/7, tại TP Sầm Sơn (Thanh Hóa), Diễn đàn “Kinh tế dược liệu Việt Nam - Thế mạnh của kinh tế tập thể, hợp tác xã” được nhiều người quan tâm được tổ chức, triển khai về kế hoạch mở rộng trồng dược liệu. Trong tương lai không xa sẽ có dồi dào nguồn nguyên liệu để xuất khẩu ra nước ngoài.

Triển khai diễn đàn tại Thanh Hóa

Triển khai diễn đàn tại Thanh Hóa (Nguồn: Báo điện tử)

Với lợi thế là một nước phát triển nông nghiệp, Việt Nam luôn sản xuất và đưa ra thị trường quốc tế những sản phẩm chất lượng nhất, sản phẩm đẹp hơn so với các nước khác trên thị trường. 

Ngày nay các doanh nghiệp tại Việt Nam đã áp dụng công nghệ điều chế dược liệu hiện đại bậc nhất có thể kể đến công nghệ sấy nhiệt, công nghệ sấy lạnh, công nghệ cô đặc chân không, ... Và các dây chuyền sản xuất hiện đại như chiết suất - cô đặc - sấy phun, hệ thống máy nghiền, ... Thảo dược được sấy khô có hình dạng đẹp như ban đầu và không mất đi các dược tính.

So với trước kia thì hiện tại nước ta đã cho ra sản lượng dược liệu đã qua chế biến ngày càng nhiều, là tiền đề cho việc xuất khẩu dược liệu.

Máy sấy dược liệu Đông Nam

Quý khách có thể tham khảo thêm các dòng máy điều chế dược liệu tại đây:

Quý khách có nhu cầu mua máy sấy dược liệu vui lòng liên hệ tới Đông Nam để được tư vấn, báo giá, đặt hàng tại:

Hotline: 0363.999.318 / 0386.222.816  / 0869 286 525 

Facebook:  Cơ Khí Đông Nam

Website:  maydongnam.vn

Địa chỉ: 562 Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Tư vấn đặt hàng

Bình luận

Bài viết liên quan